Rò hậu môn xuyên cơ thắt là gì?

Rò hậu môn là bệnh phổ biến hiện nay, số lượng bệnh nhân điều trị chỉ đứng sau trĩ. Bệnh có tính chất phức tạp và người bệnh luôn phải chịu đựng nhiều phiền phức. Rò hậu môn được phân thành nhiều loại như rò giữa hai cơ thắt, rò xuyên cơ thắt, trên cơ thắt, ngoài cơ thắt. Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về rò hậu môn xuyên cơ thắt là gì?


Rò hậu môn xuyên cơ thắt là gì?


Gốc rễ của rò hậu môn chính là những ổ apxe nằm ở cơ dọc ngoài. Sau những đợt điều trị apxe hậu môn không triệt để, tái phát nhiều lần thì những ổ mủ bắt đầu có dấu hiệu hình thành đường rò hậu môn. Thực tế thì rò hậu môn chính là do những viêm nhiễm các tuyến hậu môn nằm ở khoảng giữa cơ thắt ngoài và cơ thắt trong. Vi khuẩn là tác nhân chủ yếu gây ra những nhiễm trùng và hình thành ổ áp xe.

Rò hậu môn xuyên cơ thắt là một trong những tổn thương được phân loại dựa trên mối tương quan đường rò với các lớp cơ quanh ống hậu môn. Rò xuyên cơ thắt được xác định là một đường rò xuyên qua cả cơ thắt trong và cơ thắt ngoài có xuất hiện ổ áp xe ở hố trực tràng. Vị trí xuyên cơ thắt có thể ở vị trí cao hoặc vị trí thấp.

Rò hậu môn xuyên cơ thắt vị trí thấp có đặc điểm là gần nửa cơ thắt bị xuyên thủng, loại này thường gặp nhiều nhất. Rò xuyên cơ thắt ở cao thì toàn bộ cơ thắt bị xuyên thủng ở quá nửa cơ thắt ngoài, trường hợp này ít gặp hơn.

Vi khuẩn không đặc hiệu ở lòng ống hậu môn chiếm tỷ lệ cao nhất gây những nhiễm trùng, tạo mủ, hình thành ổ áp xe. Một số những vi khuẩn thường thấy đó là E.coli, tụ cầu, trực khuẩn mủ xanh, liên cầu…Ngoài ra thì những vi khuẩn đặc hiệu như lao cũng được xác định là nguyên nhân của rò hậu môn. Những bệnh như Crohn. Ung thư bạch huyết, chấn thương do tầng sinh môn- trực tràng bị va đập mạnh, cắt tầng sinh môn lúc để ở nữ giới…đều có thế là nguyên nhân hình thành các ổ apxe, lỗ rò hậu môn.

Triệu chứng phức tạp của rò hậu môn xuyên cơ thắt


Những cơn đau hậu môn là cảm giác mà người bệnh bị rò hậu môn phải chịu đựng. Người bệnh thường có xu hướng đến khám sớm khoảng 2-3 ngày sau triệu chứng ban đầu xuất hiện. Sau những đợt mủ chảy ra không dứt, điều trị áp xe không triệt để thì các lỗ rò hậu môn bắt đầu hình thành.

Rò hậu môn xuyên cơ thắt nói riêng, rò hậu môn nói chung chính là được gọi giai đoạn mạn tính (đã hình thành đường rò thực thụ) hình thành sau giai đoạn cấp tính là apxe hậu môn. Biểu hiện là có mủ chảy thường xuyên hoặc từng đợt khi đường rò bị bít lại, bên ngoài nhìn thấy một mụn nhỏ đóng vảy cứng. Mụn mủ này thỉng thoảng cương lên và vỡ ra, người bệnh bị sốt nhẹ. Hiện tượng này tái phát nhiều lần, không bao giờ tự khỏi.

Đôi khi lỗ ngoài bị nếp gấp hậu môn che lấp và khi căng da mới thấy nốt sần ở giữa có một lỗ dính mủ hoặc đóng chút vảy khô.

Chẩn đoán và điều trị rò hậu môn xuyên cơ thắt


Đứt cơ thắt là biến chứng nguy hiểm nhất nếu người bệnh bị rò hậu môn mà không điều trị. Rò hậu môn xuyên cơ thắt có thể làm những cơ thắt trong và ngoài bị tổn thương và đứt. Người bệnh sẽ gặp tình trạng đi ngoài không tự chủ. Việc phục hồi đứt cơ thắt là vô cùng khó khăn.

Những kích thích từ viêm mạn tính còn làm cho mủ, phân bị thải ra theo đường rò làm kích thích tế bào tăng sinh, biến chứng nặng nề gây bệnh mạn tính, thậm chí là ung thư.

Chẩn đoán chính xác đường rò ngoài chẩn đoán lâm sàng thì các xét nghiệm cận lâm sàng bằng chụp X-quang đường rò có cản quang trong nước hoặc chụp cộng hưởng vùng tầng sinh môn, siêu âm bằng đầu rò chuyên biệt cũng giúp đánh giá tìm ra những đường rò hậu môn xuyên cơ thắt.

Nếu phát hiện ra những dấu hiệu của rò hậu môn xuyên cơ thắt ngoài thì cần phải đi khám và điều trị sớm. Điều trị rò hậu môn xuyên cơ thắt dựa trên nguyên tắc chung là điều trị bằng phẫu thuật, bằng rạch đường rò hoặc khoét bỏ toàn bộ đường rò và những ngách bên.

- Với rò xuyên cơ thắt vị trí thấp: rò tương đối nông nên cắt sẽ thông toàn bộ dọc đường rò đã được định vị bằng que thăm dò. Cơ thắt trong và một số sợi dưới cơ thắt ngoài bị cắt đứt.

- Với rò xuyên cơ thắt ở vị trí cao: là hậu quả của apxe hố ngồi –trực tràng. Đường rò đi vòng, lỗ nguyên phát ở cực sau hậu môn nên chỉ định mổ làm 2 thì. Thì đầu: bác sĩ cắt đường rò tới phần lỗ trong, lưu lại tại chỗ một sợi nilon để đánh dấu. Thì sau: sạo đã hình thành sẽ được cắt trực tiếp ngang qua cơ thắt, mở lỗ thông trong.

Blog chuyên về sức khỏe bệnh trĩ: https://cattriodautotnhathcm.blogspot.com/
Share on Google Plus

About Blog DK

0 nhận xét:

Đăng nhận xét