Rò hậu môn là một bệnh thường gặp trong ngoại khoa, là hậu quả nhiễm khuẩn khu trú tái diễn ở các tuyến Hermann và Defosse. Sự nhiễm khuẩn này tạo thành áp xe cạnh lỗ hậu môn, hoặc hóa mủ rồi vỡ vào trong lòng ống hậu môn. Như vậy, rò hậu môn và áp xe là hai giai đoạn của một quá trình bệnh lý, khi áp xe không được xử lý hoặc xử lý không tốt sẽ dẫn đến rò.
Rò hậu môn là một nhiễm khuẩn mạn tính ở vùng hậu môn trực tràng, đường dò là một đường hầm, phía trong là một tổ chức hạt mạn tính do quá trình viêm mạn tính tạo lên. Rò hậu môn là hậu quả của một apxe quanh hậu môn trực tràng không được điều trị vỡ ra tạo thành đường rò, như vậy rò hậu môn và apxe trực tràng là 2 giai đoạn của một quá trình bệnh lý, apxe là giai đoạn cấp tính, rò hậu môn là giai đoạn mãn tính. Để đề phòng rò hậu môn cần phát hiện và điều trị tốt các loại apxe quanh hậu môn trực tràng.
Triệu chứng bệnh:
-Ổ apxe quanh hậu môn tự vỡ, vết thương tự liền lại được nhưng để lại một lỗ đóng vẩy khô thỉnh thoảng chảy mủ hoặc dịch vàng hôi, tái đi tái lại nhiều lần. Với bệnh rò hậu môn, bệnh nhi thường được đưa đến khám vì nốt cứng cạnh hậu môn sưng tái đi tái lại hoặc rỉ nước vàng hay chảy mủ làm bé khó chịu, đáy quần luôn vấy bẩn.
- Đôi khi thấy ngứa hay xì hơi qua lỗ rò.
- Thăm khám thấy tại chỗ cứng chắc, ấn vào đau, khám hậu môn có thể thấy lỗ rò trong.
Biến Chứng:
1. Đứt cơ thắt: Là biến chứng đáng sợ nhất, hậu quả của biến chứng này là đi cầu không tự chủ, việc phục hồi lại cơ thắt khá khó khăn, không phải phẫu thuật viên nào cũng giải quyết được, nếu ở một cơ sở chưa có nhiều kinh nghiệm, khi có biến chứng này thì nên gửi bệnh nhân đến một cơ sở y tế chuyên sâu.
2. Chảy máu sau mổ: Thông thường biến chứng này do phẫu thuật viên xem thường việc cầm máu trong mổ, hoặc do phẫu thuật viên thắt đường rò mà sợi thun cột chồng lên những búi trĩ của bệnh nhân, gây loét và chảy máu từ các búi trĩ này. Nếu chảy máu nhiều, có khi phải đưa bệnh nhân vào phòng mổ để cầm máu.
3. Hẹp hậu môn: Biến chứng này ít gặp; song nếu cắt đốt nhiều bằng dao điện vùng cơ thắt, gây hoại tử cơ thắt sẽ tạo ra biến chứng teo hẹp lỗ hậu môn, đây là một biến chứng khó điều trị, không xuất hiện ngay sau mổ mà có khi xuất hiện sau vài tháng đến hàng năm sau, do đó cần lưu ý khi cắt đốt đường rò bằng dao điện.
4. Bệnh Trĩ: Người bệnh bị rò hậu môn có nguy cơ mắc bệnh trĩ tăng cao.
Điều trị:
Rò hậu môn là phải phẫu thuật, muốn phẫu thuật khỏi và không tái phát phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Phải tìm được lỗ rò trong.
+ Phải lấy hết tổ chức xơ, phá hết các ngóc ngách.
+ Không được làm tổn thương cơ thắt vì sẽ gây đại tiện không tư chủ.
+ Chọn phương pháp mổ phù hợp.
+ Chăm sóc sau mổ phải đảm bảo liền từ trong liền ra, từ dưới lên.
Blog chuyên về sức khỏe bệnh trĩ: https://cattriodautotnhathcm.blogspot.com/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét